quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Thắng lớn nhờ tham gia tiết kiệm năng lượng

Thứ Bảy, 25/06/2011 | 10:35:00 PM

Đây là khẳng định của nhiều đại biểu, đại diện doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước tại hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động “Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” (Pecsme).


Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ môi trường toàn cầu và Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP). Hội nghị tổ chức ngày 24.6 tại Hà Nội.

Cho cần câu thay vì cho con cá

Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (TT TKNL) TP. HCM cho biết, khi mới thành lập vào năm 2002, Trung tâm đã mời các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất có công nghệ tiêu hao năng lượng lớn để tham gia vào hoạt động TKNL, nhưng rồi họ cũng không mặn mà tham gia vì chưa hiểu làm thế để được gì.

Một doanh nghiệp gốm sứ tại Chu Đậu (Hải Dương) tham gia dự án ứng dụng lò nung tiết kiệm năng lượng. (Ảnh Bích Ngọc)
Thế nhưng từ năm 2005, tham gia dự án Pecsme, Trung tâm được hỗ trợ từ những kỹ năng sơ đẳng nhất, bắt đầu từ truyền thông, nâng cao nhận thức các doanh nghiệp, cá nhân, sau đó mới đến các kỹ năng hỗ trợ công nghệ, tài chính. Cũng chính từ đây, Trung tâm đi từng bước đi căn bản và đã có những bước đột phá cùng với Pecsme. Đến nay Trung tâm đã tham gia hỗ trợ hơn 30 tỉnh thành xây dựng các chương trình TKNL.

“Dự án đã giúp Trung tâm có “cần câu” để có thể phát triển bền vững chức năng chính của mình”, ông Tước nhấn mạnh.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Văn Quế, Giám đốc Công ty TNHH Hồng Dương (Hải Dương) – một doanh nghiệp chuyên chế biến và kinh doanh nông sản, thực phẩm cho biết, Công ty trước đây chi phí cho tiền điện, tiền mua than để chạy 3 dây chuyền tinh chế muối, dây chuyền sấy hàng nông sản, đông lạnh rau quả… rất tốn kém.

Khi tham gia dự án (PECSME) của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tư vấn, tham gia vào các lớp đào tạo ông hiểu được rằng, nếu bảo dưỡng hệ thống thường xuyên sẽ cho hiệu quả cao hơn và giảm chi phí điện năng. Được dự án đầu tư 50 triệu đồng, cộng với vốn vay, công ty đã đổi từ lò sấy quay sang lò sấy dung tầng sôi mới. Nhờ đó, công ty đã giảm được 40% nhiên liệu và dư được cả trăm triệu đồng từ việc giảm hao tốn tiền điện, than.

Xóa bỏ rào cản

Ông Nguyễn Bá Vinh, quản đốc điều hành dự án PECSME cho biết, Qua 5 năm thực hiện, đến nay Dự án đã hoàn thành tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, đã thực hiện được 543 dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong 5 ngành công nghiệp là sản xuất gạch, gốm sứ, giấy và bột giấy, dệt may và chế biến thực phẩm; Tổng mức năng lượng tiết kiệm được do thực hiện các dự án là 232.000 tấn dầu tương đương (TOE); Giảm được tổng lượng phát thải khí nhà kính là 944.000 tấn CO2; Chi phí năng lượng giảm trung bình trên giá thành sản phẩm là 24,3 %.

Dự án đã kết nối và hỗ trợ 25 tỉnh, thành phố tham gia các hoạt động về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; 12 tỉnh thành phố đã ban hành chính sách, thể chế để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); 25 tổ chức dịch vụ tiết kiệm năng lượng tham gia hỗ trợ trên 500 DNNVV thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng; Đóng góp tích cực cho Quốc hội và Bộ Công thương trong việc dự thảo và ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo đánh giá của ông Trần Quốc Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban chỉ đạo Dự án, dự án đã vận hành thành công Quỹ bảo lãnh vốn vay quy mô 1,7 triệu USD, góp phần đáng kể giúp các DNNVV vay được vốn từ các tổ chức tín dụng thực hiện đầu tư hiệu quả năng lượng. Các DNNVV đã giảm chi phí sản xuất từ 10 - 50 %, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đến 30%; nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc thực hiện thành công các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã giúp giảm ô nhiễm môi trường trong ngành gạch và gốm sứ, tạo ra gần 10.000 việc làm cho khu vực nông thôn, làng nghề. 

Dự án PECSME được UNDP đánh giá cao, là dự án thành công trong giai đoạn 2006-2010. Kết quả và các bài học kinh nghiệm rút ra từ Dự án này sẽ là những đóng góp tích cực của Bộ Khoa học và Công nghệ và UNDP Việt Nam đối với sự nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam.  

Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DNNVV Việt Nam” (2006-2010) được đồng tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), một số Bộ, ngành, đơn vị, cơ quan trong nước. Bộ KH-CN là cơ quan chủ trì thực hiện dự án.
Bích Ngọc

(Đất Việt)

Lượt xem: 1052

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE