quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Thuế có cứu nổi môi trường?

Thứ Năm, 03/06/2010 | 08:59:00 PM

(TBKTSG) - Dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường, được đưa ra để lấy ý kiến Quốc hội kỳ này, rất được dư luận xã hội quan tâm do những vụ gây ô nhiễm môi trường nổi cộm vẫn diễn ra liên tục và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng.

Ngọc Lan

Với tư cách người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý về môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên ủng hộ mạnh mẽ dự luật này. “Sẽ có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường mới được triển khai mà giải pháp mạnh nhất hiện nay là đánh vào kinh tế những người gây ô nhiễm. Ví dụ như chúng tôi và cảnh sát môi trường rất bất bình về việc nhập phế liệu về Việt Nam để sản xuất phôi thép. Khi mở container ra thì bên trong chủ yếu là thùng phuy [vẫn còn] chứa các hóa chất độc hại. Như thế không khác nào nhập hóa chất độc hại về Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường nặng. Các quốc gia khác trước khi đưa các phế liệu này vào sản xuất đòi hỏi phải xử lý, chùi rửa để tránh ô nhiễm. Nhưng chi phí mua hóa chất tẩy rửa còn cao hơn gấp nhiều lần mua phế liệu nên doanh nghiệp không làm”. Ông Nguyên nói trong cuộc thảo luận tổ về dự luật này (hôm 31-5) về một trong số các lý do phải đánh thuế môi trường thật nặng, dù cho mục tiêu của việc thu thuế đặt ra không phải là tăng thu ngân sách mà đích đến là nhằm hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích sản xuất sạch.

 

Trường hợp gây ô nhiễm môi trường mà ông Nguyên dẫn chứng là khá điển hình. Nhưng dự luật có phân định rõ mức độ gây ô nhiễm môi trường của nhà nhập khẩu không? Loại được nhập với số lượng nhất định và loại cấm không được nhập là gì, mức thuế là bao nhiêu... Câu trả lời cho những vấn đề đặt ra ở trên hoàn toàn chưa có. Năm nhóm đối tượng dự kiến chịu thuế bảo vệ môi trường gồm xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp hay thuốc bảo vệ thực vật trong khi hoàn toàn không có tên chất phế thải, phế liệu gây nguy hại môi trường như ông Nguyên dẫn chứng.

 

Nếu dự luật không có quy định rõ ràng thì sắp tới “doanh nghiệp vẫn cứ nhập” - ông Nguyên khẳng định với TBKTSG. Và không loại trừ sẽ còn những vụ nhập phế liệu thép hay tương tự mà những quy định pháp lý đang có hoặc đang soạn thảo chưa “sờ” đến. Trong trường hợp này, dù đánh thuế nặng để tăng thu ngân sách hay hạn chế hành vi làm tổn hại môi trường đều không đạt được mục tiêu.

Nhưng khoan nói đến việc thu thuế. Trao đổi với Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên về vấn đề này ngay trong phiên thảo luận tổ, đại biểu Nguyễn Đình Quyền, (Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội), nói thẳng: “Nguyên liệu gây ô nhiễm đến thế thì phải cấm nhập khẩu chứ không phải cho nhập vào Việt Nam rồi đánh thuế, dù là thuế cao đến đâu, vì Việt Nam không phải thu tiền để trở thành bãi thải phế liệu của thế giới”.

Và đây mới là cốt lõi của vấn đề: giới hạn sức chịu đựng của môi trường ở Việt Nam - khi mà thuế bảo vệ tài nguyên hiện không thể gánh nổi mục tiêu cải tạo và bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường đã có nhưng chưa được thực thi nghiêm hoặc còn có chỗ chưa rõ ràng (như khái niệm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng). Vì vậy, cần những hành động mạnh hơn, trong đó thuế là một công cụ

(TBKTSG, 3/6/2010)

Lượt xem: 1190

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE