quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Tiếc nuối những hàng cổ thụ "phải bị đốn hạ"

Thứ Bảy, 09/08/2014 | 03:03:00 PM

Sài Gòn có rất nhiều con đường gắn liền những hàng cây sao, cây dầu và những hàng me, đã đi vào thơ ca và trở thành những cây xanh đặc trưng của TP này. Do đó, việc đốn hạ những cây dầu tại khu vực công viên Lam Sơn trên đường Lê Lợi (Q.1) đã khiến cho không ít người tiếc nuối.


Hàng cây dầu trước khi đốn hạ - Ảnh: Bạch Dương

Tuy nhiên, thông tin từ Công ty công viên cây xanh (CVCX) TP.HCM: có tới 6/12 cây dầu cổ thụ khoảng 150 tuổi bị đốn đã bị mục rễ với tỷ lệ trên 60%.

Nguy cơ mất an toàn

Ông Nguyễn Trịnh Kiểm, cố vấn kỹ thuật - Công ty CVCX TP.HCM, đồng thời là Chánh văn phòng Hiệp hội CVCX VN, cho biết: Tôi đã trực tiếp đến xem những cây dầu cổ thụ ngay khi đốn hạ, thấy một điều lạ là có những cây không còn rễ cọc, chỉ cần chặt rễ xung quanh là có thể kéo ngã cây xuống.

Do đó, nguy cơ mất an toàn, dễ ngã đổ của những cây này là rất cao. Cây dầu có đặc tính sinh học là rễ cọc đâm sâu xuống đất, nó vững chắc là nhờ bộ rễ cọc đó.

Có thể do ở khu vực này có mực nước ngầm nông, đã làm mục hết bộ rễ cọc của cây. Đã từng có những cây dầu ngã trên đường Nguyễn Thái Học, Ba Tháng Hai và may mắn là cây ngã lúc 3 giờ sáng không có người đi lại, chứ nếu trong giờ cao điểm thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Là người gắn bó với cây xanh đô thị, nhưng nhìn thấy những gốc cây dầu cổ thụ vừa đốn đi với những bộ rễ như thế, ông Kiểm cho rằng không thể nào làm khác. Ông cho biết, từ năm 1999, Công ty CVCX TP.HCM đã có kế hoạch rất cụ thể về việc cây nào đốn, cây nào giữ lại.

Nhưng vì những năm đó dư luận không ủng hộ nên công ty đã không dám làm. Giờ thì đã đến lúc phải xới lại việc này. Bởi vì, ngoài các yêu tố về môi trường sinh thái, cây xanh trồng trong đô thị phải bảo đảm một yếu tố mà ông cho là tiên quyết, đó là an toàn đối với tính mạng và tài sản của người dân.

Ngoài hơn 3.000 cây dầu có tuổi thọ trên 150 năm, ở TP.HCM còn có nhiều loại cây cổ thụ khác. Cây xanh nói chung đều có tuổi thành thục, với độ tuổi phù hợp tùy theo môi trường tự nhiên hay môi trường đô thị. Đối với cây xanh trồng trong đô thị, tuổi thành thục sẽ ngắn hơn và sau độ tuổi đó thì phải đốn để thay thế.

Tuổi thành thục tùy theo từng loại cây, với cây sao và dầu có thể 100 năm; cây me khoảng 70 - 80 năm; cây lim xẹt khoảng 50 năm. Tuy nhiên, để thật chính xác thì cần phải có một nghiên cứu, nhưng hiện chưa có nghiên cứu nào về xác định độ tuổi thành thục đối với cây xanh đô thị.


Dãy cây cổ thụ gần hồ Thủ Lệ (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thắng


Nhưng không chỉ đốn hạ

Đại diện Công ty CVXC TP.HCM cho biết, vừa rồi công ty đã nhận lệnh đốn hạ 49 cây xanh ở khu vực thi công nhà ga Nhà hát TP, bao gồm 12 cây dầu, 10 cây lim xẹt, 19 cây viết, 8 cây liễu rũ và chỉ có 2 cây lim xẹt được bứng. Công ty cũng vừa nhận được văn bản của Ban Quản lý đường sắt đô thị về việc đốn bổ sung cây xanh trong phạm vi xây dựng nhà ga này.

Cụ thể là 7 cây lim xẹt trồng trên dải phân cách đường Lê Lợi (đoạn từ Pasteur - Nguyễn Huệ) đã được phê duyệt và một số cây xanh trên đường Nguyễn Huệ không nằm trong phương án đốn hạ di dời, phải chờ ý kiến chỉ đạo của Sở GTVT.

Ông Nguyễn Trịnh Kiểm cũng nuối tiếc khi thấy những cây xanh bị đốn hạ mà lẽ ra có thể bứng di dời, mang đi chỗ khác dưỡng để trồng lại ở dọc hành lang của tuyến metro. Ông đề nghị, với những loại cây như viết, lim xẹt có thể bứng đi để trồng nơi khác, không nên đốn hạ.

Thậm chí cây liễu rũ (tràm bông đỏ), sọ khỉ hay như cây đa, cây sanh cả 200 tuổi vẫn bứng được. Sau khi làm nhà ga xong, đổ lại đất trên mặt, có thể trồng cây khác thay thế hoặc trồng lại cây dầu, những cây nhỏ không đâm rễ xuống sâu làm ảnh hưởng đến công trình. Những nơi không thể trồng lại cây lớn thì có thể trồng dây leo.


Nhiều cây dầu bộ rễ cọc đã bị mục và rỗng - Ảnh: do Công ty CVCX TP.HCM cung cấp

Theo ông Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư (KTS) TP.HCM, bên dưới khu vực xây dựng nhà ga là 4 tầng ngầm nên rất khó giữ lại những cây xanh trên mặt đất.

Giải pháp duy nhất là phải đốn để trồng mới. Trong khi một KTS khác cho rằng TP có thể dùng phương pháp thi công khác bằng robot thay vì phương pháp top-down (làm tường vây và cọc chống trước, sau đó đào đất và thi công các sàn từ trên xuống) để giữ lại hàng cây bên trên.

Ông này cũng cho rằng, chỉ những dự án làm metro bất đắc dĩ mới phải đốn cây, còn việc chỉnh trang đường phố, lót vỉa hè dọc đường Nguyễn Huệ hoàn toàn có thể giữ được xây xanh để tạo bóng mát cho phố đi bộ và tạo cảnh quan xanh mát cho khu vực trung tâm nơi khách du lịch đổ về rất đông.

“Nếu TP muốn tiếp tục đốn cây khi làm các công trình còn lại phải đưa ra HĐND TP lấy ý kiến, khi được đồng ý mới đốn, chứ không thể cứ âm thầm làm như việc đốn mấy chục cây hàng trăm tuổi ở trước Nhà hát TP vừa qua”, vị này nêu quan điểm.

Theo Thanh Niên

Lượt xem: 1693

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE