quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Trà Sư thay áo mới cho ngày trở lại

Chủ Nhật, 10/05/2020 | 05:57:00 AM

Bên cạnh nhiều động vật quý hiếm, sản vật đồng bằng..., rừng tràm Trà Sư mùa này có thêm hàng chục loài cá đồng với số lượng lên đến vài tấn.


Hòa vào không khí chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại đón tiếp du khách tham quan từ ngày 28/4, khu bảo tồn thiên nhiên rừng tràm Trà Sư đã có sự thay đổi sau thời gian giãn cách xã hội vì Covid-19.         

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên rừng tràm Trà Sư cho biết, vắng thưa bước chân người mùa Covid-19, hàng trăm loài chim cò quý hiếm khắp nơi đã tranh thủ thời gian này để làm tổ. Các loại côn trùng, bò sát, lưỡng cư, sản vật đồng bằng, thảm thực vật tràm, bèo, hoa sen, bông súng, bông điên điển... thi nhau trỗi dậy sinh sôi mạnh mẽ, làm giàu thêm kho tài sản vô giá của rừng tràm Trà Sư.         

Nhà đầu tư tái tạo nguồn lợi thủy sản bảo vệ môi trường sinh thái cho Trà Sư. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nhà đầu tư tái tạo nguồn lợi thủy sản bảo vệ môi trường sinh thái cho Trà Sư. Ảnh: Trọng Hiếu.

Góp phần bổ sung và bảo vệ những sản vật đặc trưng miền Tây, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, nhà đầu tư (Công ty Cổ phần du lịch An Giang) đã thả thêm hàng chục loài cá đồng, với số lượng lên đến vài tấn, có sức sống cao về với môi trường của rừng ngập nước.

Đến nay, nội khu vườn địa đàng tràm phía Nam đang chứa rất nhiều loài động vật quý hiếm, trăn, rắn, rùa, cá... Thêm một lần nữa, hệ sinh thái Trà Sư càng ngày được vun bồi nhiều hơn để hứa hẹn trở thành một trong những khu hoang dã trù phú bậc nhất Nam Bộ.

Trà Sư được nhà đầu tư thay áo mới từng ngày để chuẩn bị đón khách tham quan. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trà Sư được nhà đầu tư thay áo mới từng ngày để chuẩn bị đón khách tham quan. Ảnh: Trọng Hiếu.

Thủ phủ tràm ngày nào đã trở thành khu du lịch sinh thái du lịch trọng điểm của miền Tây chỉ sau một thời gian ngắn khi được An Giang Tourimex tiếp quản. Đó là những công trình như: bến đón khách, nhà sàn dừng chân, cầu tre dài nhất Việt Nam, cặp đôi căn nhà trống - mái, sân ngắm chim trở về tổ, chuỗi lâu đài bồ câu, hoa viên bốn mùa, vườn treo Trà Sư... Tất cả lần lượt xuất hiện dưới sự chăm chút và nâng niu cảnh sắc thiên nhiên của doanh nghiệp.

Hàng trăm loài chim cò quý hiếm khắp nơi đã về Trà Sư làm tổ và sinh sôi nảy nở. Ảnh: Trọng Hiếu.

Hàng trăm loài chim cò quý hiếm khắp nơi đã về Trà Sư làm tổ và sinh sôi nảy nở. Ảnh: Trọng Hiếu.

Sắc mới bao phủ lên rừng tràm Trà Sư mang vẻ đẹp dung dị, tươi sáng, long lanh và sinh động hơn. Tất cả sẵn sàng cho ngày trở lại với sự quyến rũ tràn đầy nhựa sống. Trong cái nắng trưa hè xen lẫn những trận mưa rào dội trên dãy Thất Sơn thăm thẳm, lang thang khắp nẻo đường phương Nam vào thời điểm này, du khách dễ dàng chạm đến từng vạt hoa tràm trắng tinh khôi đu đưa hương thơm trong gió, làm say đắm lòng người. Du khách sẽ ấn tượng trước vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát mà thiên nhiên đã ban tặng duy chỉ có ở thiên đường xanh ngập nước Nam Bộ. Đây cũng chính là điểm nhấn thú vị của bức họa Trà Sư sau Covid-19.

Thư Kỳ/VnE

Lượt xem: 1689

Các tin khác

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

(08/05/2025 08:38:AM)

Huế phát triển du lịch xanh

(06/05/2025 06:57:AM)

Phát triển du lịch bền vững tại vùng cao huyện Tân Lạc – Hòa Bình

(28/04/2025 06:40:AM)

Du lịch xanh – Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững

(23/04/2025 08:48:AM)

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

(22/04/2025 06:59:AM)

Khánh Hòa quyết tâm phát triển du lịch xanh

(16/04/2025 07:34:AM)

Nghệ An: vì biển Cửa Lò xanh, sạch, đẹp

(15/04/2025 06:46:AM)

Bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch – Dự án sinh kế bền vững ở Quảng Ngãi

(12/04/2025 07:36:AM)

Cồn Hô, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Trà Vinh

(04/04/2025 08:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE