quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Tư duy 'tiện cho bản thân'

Thứ Bảy, 20/09/2014 | 08:01:00 AM

Môi trường xung quanh có tác động rất lớn đến sự phát triển của cá thể. Học thuyết tiến hóa của Darwin cũng hình thành trên nguyên tắc những biến dị di truyền của sinh vật được chọn lọc, đào thải để thích nghi với điều kiện môi trường.

Nhưng trong khi các loài sinh vật khác chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên thì con người chủ yếu bị chi phối bởi môi trường xã hội.


Nhiều người thắc mắc: Tại sao có những người Việt Nam, khi ra nước ngoài ứng xử rất văn minh, nhưng về nước lại nhiễm ngay các thói xấu như xả rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy…?

Tôi cũng đang học tập ở nước ngoài (Australia) nên không lạ gì hiện tượng ấy. Trước khi sang Australia, tôi từng đi công tác ở một số nước châu Âu, rôi rất ấn tượng bởi phong cách sinh hoạt văn minh của họ. Khi về nước tôi cũng cố gắng học hỏi.

Ví dụ, tôi không còn sang đường tùy tiện, mà chỉ qua đường ở vạch kẻ dành cho người đi bộ. Nhưng thói quen này cũng không tồn tại lâu. Bởi ở Việt Nam, dù có sang đường đúng chỗ hay không cũng không có tác dụng gì.

Dòng xe vẫn ào ào lao tới khiến bạn phải chủ động mà tránh. Trái ngược với ở các nước phát triển khi bạn qua đường đúng vị trí dành cho người đi bộ, tất cả các phương tiện khác sẽ dừng lại nhường đường.

Mới đây, một anh bạn của tôi - người vừa hoàn thành khóa học ở Australia để trở về Việt Nam - cũng chia sẻ câu chuyện của bản thân.

Anh ấy đi mua thuốc và giữ thói quen ở Australia là xếp hàng chờ đến lượt mình. Nhưng anh đã phải sớm bỏ đi ý định, vì những người khác đều chen ngang, khiến anh ấy chờ dài cổ không đến lượt.

Chuyện của tôi và bạn tôi có lẽ là câu trả lời cho thắc mắc nêu trên. Đơn giản là môi trường Việt Nam hiện nay không khiến người ta có ý thức cũng như điều kiện duy trì những thói quen tốt đã học được ở nước ngoài.

Một số thói quen tốt, nhỏ lẻ sẽ dễ dàng lạc lõng và bị cuốn theo những thói quen xấu nhưng phổ biến và được cả xã hội chấp nhận (hoặc chí ít là chịu đựng).

Rất nhiều người chê bai người Việt Nam chúng ta ứng xử không văn minh trong sinh hoạt hằng ngày; nhất là trong việc xếp hàng hay tham gia giao thông. Nhưng trách được ai, khi mỗi người trong chính chúng ta cũng lại góp phần tạo nên bộ mặt xấu xí ấy.

Liệu bao nhiêu người dám tự tin khẳng định rằng: Mình luôn kiên nhẫn xếp hàng? Chưa bao giờ bắt xe hoặc xuống xe khách dọc đường, thay vì vào bến và điểm đỗ cố định?

Chưa bao giờ sử dụng các mối quan hệ để được ưu tiên trong thăm khám bệnh hay thực hiện các thủ tục hành chính? Chưa bao giờ vượt đèn đỏ, lấn làn, chen lấn để đi nhanh hơn khi tham gia giao thông? Chưa bao giờ qua đường tùy tiện? Chưa bao giờ tiện tay xả rác không đúng chỗ?...

Còn rất nhiều “điều chưa bao giờ” nữa mà chắc chắn số đông không làm được. Tất cả chúng đều là những điều nhỏ nhặt. Nhưng nếu mỗi cá thể trong xã hội không tự ý thức thay đổi ngay từ những thứ vặt vãnh ấy; vẫn duy trì thứ tư duy "tiện cho bản thân" thì bộ mặt xã hội Việt Nam vẫn sẽ mãi nhếch nhác như bây giờ.

Theo Phan Tất Đức (VnExpress)

Lượt xem: 1631

Các tin khác

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE