quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Tượng động vật hoang dã xuất hiện trong tư thế quỳ trước tượng Phật tại TP.HCM

Thứ Ba, 29/01/2019 | 08:33:00 AM

Ngày 28/1, chiến dịch truyền thông sáng tạo kêu gọi bảo tồn các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp bao gồm tê giác, tê tê và voi do CHANGE và WildAid phối hợp thực hiện mang tên “Không tạo thống khổ, ấy là cứu độ” đã chính thức được phát động tại chùa Vĩnh Nghiêm – TP. HCM.

Tượng[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]xuất[-]hiện[-]trong[-]tư[-]thế[-]quỳ[-]trước[-]tượng[-]Phật[-]tại[-]TP.HCM

 

Sau 5 năm thực hiện hàng loạt các hoạt động truyền thông sáng tạo lớn nhỏ trong khuôn khổ chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê”, “Cứu tê tê” và “Nói không với ngà voi” tại Việt Nam, CHANGE và WildAid đã mở đầu năm 2019 bằng một chiến dịch ý nghĩa kết hợp kêu gọi bảo vệ cả 3 loài ĐVHD là tê giác, tê tê và voi, với sự tư vấn sáng tạo từ Dinosaur Vietnam.

 

 

 

 

 

“Có một bộ phận không nhỏ những người tiêu thụ, mua bán hoặc săn bắn các sản phẩm từ ĐVHD theo tín ngưỡng Phật giáo hoặc thường xuyên đến lễ chùa nên thông qua việc đặt các tượng ĐVHD trong tư thế quỳ gối trước tượng Phật, với ý nghĩa các loài này đang mong được Đức Phật bảo hộ, che chở, chúng tôi hi vọng các đối tượng kể trên sẽ có một phần kiêng dè trước khi thực hiện các hành động tổn hại đến các loài ĐVHD trực tiếp hay gián tiếp,” – ông Nguyễn Trần Tùng – Giám đốc Truyền thông CHANGE chia sẻ. “Bên cạnh đó, với một hình tượng đầy xúc động và một câu chuyện hết sức độc đáo, mới mẻ, chúng tôi cũng kỳ vọng chiến dịch sẽ được truyền miệng rộng rãi trong công chúng.”

 

 

 

 

 

Sau khi xuất hiện tại chùa Vĩnh Nghiêm vào ngày 28/1, các tượng ĐVHD kể trên sẽ được di chuyển đến đặt tại Pháp viện Minh Đăng Quang - TP.HCM từ ngày 30/1 đến 11/2, Tu viện Khánh An - TP.HCM  từ 12/2 đến 18/2 và 28/2 – 3/3, chùa Tây Thiên - Vĩnh Phúc từ 22/2 đến 24/2 và cuối cùng là quay lại Chùa Vĩnh Nghiêm từ ngày 4/3 cho đến ngày kết thúc chiến dịch là 10/3

.
 
Tượng[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]xuất[-]hiện[-]trong[-]tư[-]thế[-]quỳ[-]trước[-]tượng[-]Phật[-]tại[-]TP.HCM
 

Chiến dịch lấy hình ảnh chủ đạo là tượng của 3 loài ĐVHD bao gồm tê giác bị cắt sừng, tê tê bị lột vảy, voi bị cưa ngà và đang bị chảy máu giống như thực trạng các loài này bị săn bắn trong tự nhiên. Các tượng ĐVHD nguy cấp này đang quỳ gối trước tượng Phật với ánh mắt hết sức thảm thiết để thỉnh cầu sự che chở do vấn nạn săn bắn các loài này đã lên đến mức báo động trong những năm gần đây, từ đó kêu gọi công chúng giảm nhu cầu mua bán, tiêu thụ các sản phẩm từ các loài ĐVHD nguy cấp này.

 

 

Ngoài việc đặt tượng tại chùa, với mục đích giáo dục và nâng cao nhận thức của hàng triệu người về sự nguy cấp của các loài ĐVHD trước nguy cơ tuyệt chủng, chiến dịch cũng sẽ thực hiện hàng loạt các hoạt động truyền thông sôi nổi khác bao gồm phát hành bao lì xì mang thông điệp của chiến dịch và trao tặng cho các chùa để phát lộc đầu năm cho người đến lễ chùa; đặt các biển thông điệp về chiến dịch ngoài trời; phát sóng video về chiến dịch tại các LCD trong các sân bay, trung tâm thương mại, tòa nhà,…; tổ chức truyền trực tiếp (livestream) các bài giảng của các sư thầy về chủ đề bảo vệ ĐVHD và các hoạt động đố vui trên mạng xã hội.

 

 

 

 

 

Trong những năm vừa qua, các chiến dịch của CHANGE và WildAid đã góp phần giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sừng tê giác tại Việt Nam. Cụ thể, giá sừng tê giác đã giảm từ 65.000 USD/ kg xuống còn 22.000 USD/ kg trong 3 năm gần đây. Việc mua bán sừng tê giác của Việt Nam đã bị cấm và nhận thức về sừng tê giác đã tăng đáng kể kể từ năm 2014. Theo cuộc khảo sát năm 2016 do WildAid, Quỹ Hoang dã Phi Châu và CHANGE thực hiện tại Việt Nam cho thấy: chỉ có 23% số người được hỏi tin rằng sừng tê giác có tác dụng y tế (so với 69% trong năm 2014), giảm 67%. Chỉ có 9,4% số người được hỏi tin rằng sừng tê giác có thể chữa bệnh ung thư ( giảm từ 34,5% trong năm 2014), giảm 73%. Trong số những người nhận ra rằng tê giác sẽ bị tổn hại nghiêm trọng khi sừng của nó bị cắt đứt (95% số người được hỏi), 54% bây giờ biết tê giác bị giết vì sừng của chúng, tăng 74% (từ 31% vào năm 2014). Kiến thức về sừng tê giác bao gồm các chất được tìm thấy trong tóc và móng tay đến từ thông điệp chiến dịch Cắn móng tay của WildAid - tăng mạnh từ 19% trong năm 2014 lên 68% trong năm 2016 - tăng 258%.

LÊ PHƯƠNG KHANH (Tin Môi Trường)

Lượt xem: 1714

Các tin khác

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE