quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Vì sao đô thị luôn trong tình trạng úng ngập

Thứ Sáu, 26/11/2010 | 06:45:00 AM

Nhiều đô thị Việt Nam luôn trong tình trạng úng ngập thường xuyên khi mưa, đặc biệt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mà nguyên nhân chính là do hệ thống thoát nước chưa tốt, ông Phạm Ngọc Thái, Ban Khoa học Công nghệ - Hội cấp Thoát nước Việt Nam, cho biết.

 

Hệ thống thoát nước hai trong một

 

 

 

“Việt Nam hiện có 752 đô thị với tốc độ đô thị hóa đạt 30%. Đô thị hóa nhanh gây quá tải hạ tầng kỹ thuật trong khi chưa đảm bảo vấn đề môi trường dẫn đến thu hẹp hệ thống thoát nước.” ông Cao Lại Quang, thứ trưởng thường trực phụ trách về hạ tầng đô thị, môi trường (Bộ Xây dựng) phát biểu trong hội nghị bàn tròn môi trường trong khuôn khổ hội thảo thành phố của tương lai ngày 25/11 tại Hà Nội.

 

 

 

Hệ thống thoát nước ở nhiều đô thị hiện nay có chức năng hai trong một, có nghĩa là hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải.

 

 

Các vấn đề về thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường hiện tồn tại ở tất cả các đô thị của Việt Nam. Hệ thống thoát nước đều ở mức độ thấp, gần như tất cả đều là hệ thống thoát nước kiểu chung cho nước mưa và nước thải các loại, ông Phạm Ngọc Thái nói.

 

 

Không những vậy, hệ thống thoát nước được xây dựng qua nhiều giai đoạn, chắp vá do xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thoát nước mưa chống ngập úng cho các đô thị. Hệ thống thoát nước không bao phủ được khắp các khu vực trong đô thị, còn thiếu cống để thu nước thoát cho các tiểu khu, khu dân cư. Nhiều đô thị chỉ có các tuyến cống tròn, cống hộp đặt ở hai bên đường, các mương hở thoát nước lộ thiên.

 

 

Nhiều nước mới nổi, trong đó có Việt Nam, nhận thấy dân số đô thị đang tăng nhanh. Một trong những thách thức lớn đối với các quốc gia Châu Á là vấn đề vệ sinh môi trường. Theo thống kê, 80% nước thải ở khu vực Đông Á đưa ra sông, biển mà chưa được xử lý, ông Nicolas Renard, Cố vấn Tổng Giám đốc Veolia Environment, nói.

 

 

“Nước thải đô thị không được xử lý, đặc biệt là nước thải công nghiệp không được xử lý tốt, gây ô nhiễm môi trường nặng ảnh hưởng tới sức khỏe của dân.”, ông Thái nói, “Việt Nam cần đấu nối hệ thống thoát nước của các gia đình vào hệ thống thoát nước chung.”

 

 

Không chỉ vấn đề nước thải chưa được xử lý tốt, “Hầu như các đô thị chủ yếu sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải rắn, chỉ có 15/64 tỉnh, thành có bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày.” theo  PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Viện trưởng Viện Môi trường Đô thị&Công nghiệp.

 

 

Kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng về lượng phát sinh chất thải rắn ở các đô thị cho thấy  tổng lượng rác thải sinh hoạt từ đô thị có xu ướng tăng đều, trung bình từ 10% – 16% mỗi năm.

 

 

Đầu tư cho hệ thống thoát nước - Lối thoát

 

 

 

Theo các chuyên gia, việc cung cấp nước và xử lý nước thải ở các đô thị Việt Nam đang gặp nhiều thách thức.

 

 

“Có lẽ đầu tư cho hệ thống thoát nước là lối thoát cho Việt Nam.” ông Nicolas Renard thẳng thắn.

 

 

Ông Phạm Ngọc Thái cho biết định hướng thoát nước đô thị đến năm 2020, đã được Chính phủ phê duyệt, xác định xóa bỏ tình trạng ngập úng trong mùa mưa ở các đô thị, mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước, đặc biệt là các hệ thống thoát nước phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, trước hết là các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất.

 

 

Nghị định 88/2007 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải là văn bản quan trọng đầu tiên đang tạo điều kiện cho sự phát triển cho lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải ở tất cả các đô thị Việt Nam.

 

 

Hiện cả nước có hàng chục dự án thoát nước vệ sinh từ các nguồn vốn ODA đang được triển khai ở nhiều loại đô thị. Tuy nhiên, có một thực tế là hầu như tất cả các dự án thoát nước thực hiện trong thời gian qua chưa quan tâm tới cơ chế tài chính cho công tác quản lý vận hành của hệ thống thoát nước và các trạm xử lý nước thải.

 

 

Đến nay chưa có nhiều cơ quan chuyên ngành thật sự có những kinh nghiệm thực tế trong các công tác tư vấn thiết kế, thi công xây lắp và, đặc biệt là, vận hành các công trình xử lý nước thải.

 

 

“Việc xây dựng các thành phố xanh, tiết kiệm năng lượng là ưu tiên của Việt Nam, góp phần vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.” theo ông Quang.

 

 

Ông Thái cho biết định hướng của Chính phủ là phấn đấu đến năm 2015 sẽ tiến tới các chi phí thu được từ thoát nước xử lý nước thải có thể bù đắp được chi phí vận hành.

Phạm Mạnh

(VFEJ, 25/11/2010)

Lượt xem: 4258

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE