quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nguồn tài chính vững chắc để bảo vệ rừng phòng hộ

Thứ Bảy, 09/12/2017 | 06:18:00 AM

Dịch vụ môi trường rừng là bộ phận quan trọng bậc nhất của dịch vụ môi trường. Môi trường rừng là môi trường do kết quả tác động của rừng tạo ra cho xã hội và tự nhiên. Nó là loại môi trường có tầm quan trọng không thể thay thế trong hệ sinh thái chung.

 Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 cũng đã nêu rõ: “Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân” .


Dịch vụ môi trường thuộc loại dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều loại dịch vụ cụ thể. Theo điều 4, Nghị định 99/2010/NĐ-CP, các loại dịch vụ môi trường rừng gồm:

Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội, iii) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu rứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển bền vững; iv) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, có ba loại dịch vụ môi trường đang được triển khai chi trả, đó là giảm nhẹ biến đổi khí hậu, phòng hộ đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học. Nhu cầu về 3 loại dịch vụ này được dự báo ngày càng tăng. Tuy nhiên, mức chi trả ở các quốc gia rất khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức, năng lực thể chế, nguồn lực ngân sách nhà nước và năng lực chi trả. Không thể tính được chính xác những gì bị mất đi về mặt môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang các mục đích sử dụng khác.

Nếu tiếp cận theo quan điểm chính sách mới, chỉ đủ cơ sở để lập luận rằng, các dịch vụ môi trường rừng là hữu ích và có thể xác định được lợi ích, giá trị của nó để thiết lập cơ chế chi trả. Nó là một loại hàng hóa công cộng vì có đầy đủ hai tính chất là không thể phân chia và không thể loại trừ. Tuy nhiên, do tính chất có thể đo đếm kết quả và xác định được người hưởng lợi dịch vụ nên có thể xác lập được cơ chế chi trả theo nguyên tắc thị trường. Từ đó, khái niệm “Chi trả dịch vụ môi trường rừng” (PFES) đã ra đời và từng bước được áp dụng ở các nước, tạo hiệu quả rất tốt về chính sách công và huy động nguồn lực tài chính.

Mai Anh (moitruong.com.vn)

Lượt xem: 1546

Các tin khác

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

Giảm dấu chân carbon - hướng tới net zero

(06/03/2024 04:46:AM)

Doanh nghiệp và xu thế chuyển đổi xanh

(21/02/2024 09:11:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE