quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Điểm tin: Từ người nghèo thành vua tái chế rác

Thứ Ba, 18/06/2019 | 06:59:00 AM

Ngôi nhà hai tầng thuê trên đường Lê Văn Khương, quận 12, TP.HCM của ông Tống Văn Thơm chất đầy các loại đồ tái chế, còn bằng khen, kỷ niệm chương được treo, dựng khắp nơi. Đó là công sức và thành quả của 22 năm của ông - người được mệnh danh “chuyên gia tái sinh rác thải”.


 

Năm 20 tuổi, ông làm quản lý cho một xưởng sửa chữa điện tử. Vì thế, trong gia tài rác của ông Thơm có rất nhiều món đồ biết “hát” như máy quay đĩa, máy chụp hình, cassette, radio, TV, âm ly, máy chiếu... đều  được ông "tái sinh" từ rác. "Tôi tâm đắc nhất là những đồ thiết bị điện tử được sản xuất khoảng 40 năm trước, người ta vứt đi, tôi đem về làm "sống" lại. Chúng có những giá trị rất riêng mà đồ sản xuất thời nay khó có được, ví như những chiếc đài của Nhật sản xuất bị hư, tôi có thể thay bằng đĩa nén nên có thể hát được bình thường" - ông Thơm chia sẻ.


Trong hơn 2.000 món đồ tài chế của ông Thơm, có khoảng 1.000 
sản phẩm các loại có giá trị lớn, được nhiều người hỏi mua với giá cao nhưng ông chưa bán hoặc không muốn bán. Sản phẩm mà ông Thơm gìn giữ và yêu quý nhất là chiếc đàn xếp, ông cho biết còn cưng nó hơn cả con. "Một Việt kiều Pháp muốn mua với giá 2.000USD nhưng ông không bán" - ông bảo vậy. "Chiếc đàn organ cũ, đời đầu tiên hơn 30 năm, hiện giá của nó khi biết "hát" là 20-30 triệu" - ông Thơm nói và cho hay, khi ông mang chiếc đàn này về thì nó bị hỏng nặng, chỉ còn bộ ruột. Sau khi mày mò sửa chữa, thêm vài phụ kiện, giá đỡ từ hộp nhựa, băng phim, lon nước yến… nó đã có thể chơi được nhạc. Chiếc đàn hiện để trần vì ông Thơm chưa kiếm ra "áo" mặc cho nó thật ưng ý.

Lượng bão Biển Đông ảnh hưởng đến đất liền sẽ ít hơn bình thường

VietnamPlus dẫn thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia nhận định 
mùa bão năm 2019 trên khu vực Biển Đông đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền trong năm 2019 có khả năng ít hơn so với trung bình nhiều năm. Cụ thể từ tháng 7-12/2019, có khả năng xuất hiện khoảng 10-12 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông; trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền.

Từ tháng Bảy đến tháng Tám, có khả năng xuất hiện một số nhiễu động và hoàn lưu
xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông và ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc; sau đó, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng chủ yếu đến khu vực Trung Bộ. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông dự báo thấp hơn so với trung bình nhiều năm nhưng cần đề phòng khả năng xuất hiện của những cơn bão mạnh và có quỹ đạo phức tạp. Tiếp tục đề phòng nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Nhật Bản cấm các nhà bán lẻ cung cấp túi nylon miễn phí cho khách hàng

Ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko cho biết Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch cấm các nhà bán lẻ cung cấp túi nylon miễn phí cho khách hàng từ đầu tháng 4/2020. Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng G20 về chuyển đổi năng lượng và môi trường toàn cầu vì sự tăng trưởng bền vững ở tỉnh Nagano, Bộ trưởng Seko nêu rõ vấn đề ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của cả khu vực công và tư nhân để giải quyết.

Ông khẳng định Chính phủ Nhật Bản sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định về việc loại túi nhựa và nguyên liệu thô nào sẽ bị cấm. Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 25% lượng rác thải nhựa có thể phân hủy và đến năm 2035, tái chế hoặc tái sử dụng 100% các loại rác thải nhựa, bao gồm rác thải nhựa sinh hoạt và rác thải nhựa công nghiệp. Theo Bộ trưởng Harada, người mua hàng sẽ phải mua túi nylon, với mức phí do các doanh nghiệp tự quyết định. Bộ Môi trường dự kiến sẽ yêu cầu các nhà bán lẻ sử dụng khoản thu từ việc tính phí túi nylon để phục vụ các hoạt động chống ô nhiễm môi trường như trồng rừng và nâng cao nhận thức về ô nhiễm biển.

Indonesia trả lại các container rác thải nhập khẩu từ Mỹ

Trao đổi với báo giới ngày 15/6, ông Sayid Muhadhar, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Môi trường Indonesia, cho biết những container trên chứa đầy rác sinh hoạt như chai lọ, rác thải nhựa và tã giấy, thay vì chỉ chứa giấy phế liệu theo quy định. Ông Muhadhar nhấn mạnh: "Điều này là không phù hợp và Indonesia không muốn trở thành một bãi rác thải." Indonesia đã đưa 5 container chứa rác thải trở lại Mỹ và tuyên bố sẽ không để nước này trở thành một "bãi rác."

Theo quan chức trên, các container này thuộc sở hữu của một công ty Canada và đã được vận chuyển từ thành phố Seattle của Mỹ tới Surabaya - thành phố lớn thứ hai của Indonesia vào cuối tháng Ba vừa qua. Giới chức Indonesia hiện đang tiến hành kiểm tra nhiều container khác tại các cảng ở thủ đô Jakarta và thành phố Batam trên đảo Sumatra. Trước Indonesia, quốc gia láng giềng Malaysia hồi tháng trước tuyên bố sẽ trả lại hàng trăm tấn rác thải nhựa được chuyển vào nước này. Chính phủ Philippines cũng đã ra lệnh đưa hàng tấn rác thải, được nhập khẩu vào nước này dưới “nhãn” nhựa để tái chế, trở lại Canada, đẩy mối quan hệ giữa hai nước vào tình trạng căng thẳng.

Lượng khí thải do Bitcoin tạo ra tương đương của một thành phố

Các nhà nghiên cứu của Đại học kỹ thuật Munich và Viện Công nghệ Massachusetts mới đây đã phát hiện ra rằng lượng khí thải từ việc sử dụng tiền ảo Bitcoin mỗi năm có thể tương đương với tổng lượng khí thải của một thành phố như Las Vegas, hay một quốc gia nhỏ. Công trình nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Joule số mới nhất. Nghiên cứu ước tính việc sử dụng Bitcoin sẽ tạo ra ít nhất 22 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm – theo thông tin trên TTXVN.

Lượng khí thải này thấp hơn lượng khí thải của Jordan nhưng cao hơn so với Sri Lanka. Đây là phân tích chi tiết đầu tiên về lượng khí thải do Bitcoin tạo ra thông qua dữ liệu về niêm yết chứng khoán (IPO) của đồng tiền ảo này và các địa chỉ IP của các "thợ đào" Bitcoin. Bitcoin là loại tiền kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, dựa trên công nghệ chuỗi khối, trong đó các "thợ đào" thu được tiền ảo này khi giải các thuật toán trong bất kỳ máy tính nào thuộc mạng lưới toàn cầu của Bitcoin. Họ phát hiện ra rằng lượng điện tiêu thụ hàng năm liên quan Bitcoin tính đến tháng 11/2018 là 45,8 terawatt/giờ.

 

Mai Anh (moitruong.com.vn/TH)

Lượt xem: 1218

Các tin khác

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE