quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Hà Nội giải thích lý do xả 1 triệu khối nước, cuốn trôi công nghệ Nhật ở sông Tô Lịch

Thứ Năm, 18/07/2019 | 02:35:42 AM

h bằng công nghệ nano-Bioreator phải có giải pháp khắc phục tình trạng bị "cuốn trôi" kết quả thí nghiệm, vì từ nay đến tháng 10, con sông này thường xuyên tiếp nhận dòng chảy mạnh khi có mưa lớn.

 Chiều  17/7, Công ty Thoát nước Hà Nội có văn bản trả lời báo chí về việc xả hơn 1 triệu mét khối nước Hồ Tây làm ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch của Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE).


Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, trước khi triển khai công tác thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor trên sông Tô Lịch, ngày 16/5 Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và đại diện các sở ngành đã thông tin cho Công ty JVE về việc tuyến sông Tô Lịch là sông thoát nước có vai trò chính trong công tác tiếp nhận nước mưa và điều tiều tiết mực nước cho Hồ Tây (khi vượt có quy định thì phải hạ mực nước). Thời điểm thử nghiệm nằm trong mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm).

Hà Nội giải thích lý do xả 1 triệu khối nước, cuốn trôi công nghệ Nhật ở sông Tô Lịch - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Từ nay đến tháng 10, sông Tô Lịch sẽ thường xuyên có dòng chảy mạnh khi tiếp nhận lượng mưa lớn. (Ảnh: Đỗ Quân)

Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, từ ngày 17/4, Sở Xây dựng đã có văn bản thống nhất mực nước khống chế các sông, hồ điều hòa trên địa bàn trong năm 2019 phục vụ thoát nước đô thị, trong đó mực nước khống chế vào mùa mưa của hồ Tây được quy định từ 5.60 - 5.70m. Tại thời điểm ngày 9/7, mực nước hồ Tây đo được là 5.96m vượt (0,26-0,36m) so với mực nước quy định.

Đảm bảo thoát nước, chống úng ngập cho khu vực xung quanh hồ Tây, việc đưa mực nước Hồ Tây về mực nước khống chế là cần thiết, trước khi tiến hành hạ mực nước hồ Tây, Công ty đã thông báo cho JVE (là đơn vị thử nghiệm công nghệ nano-Bioreator) và JVE đã khẳng định trên báo chí là không ảnh hưởng đến công tác thử nghiệm. Do vậy từ ngày 9/7 đến 11/7, Công ty Thoát nước Hà Nội tiến hành hạ mực nước hồ Tây về mực nước không chế.

Khoảng 9h sáng ngày 9/7, Công ty Thoát nước Hà Nội mở cửa xả hơn 1 triệu mét khối nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch, để đưa mực nước hồ Tây xuống mức bình thường. Đếnchiều ngày 16/7, đại diện JVE và chuyên gia Nhật Bản cho biết việc xả nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch đã ảnh hưởng đến việc thử nghiệm, cụ thể là việc lấy mẫu sau 2 tháng vào ngày 16/7/2019 không thực hiện được vì tính chất dòng nước đã thay đổi.

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đề nghị công ty JVE nghiên cứu, có giải pháp khắc phục việc sông Tô Lịch sẽ thường xuyên tiếp nhận khi mưa với dòng chảy mạnh từ nay đến tháng 10/2019 để hạn chế ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Quang Phong

(Dantri.com.vn)

Lượt xem: 1198

Các tin khác

Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng gay gắt

(26/04/2024 06:46:AM)

Ngày Quốc tế Trái đất 2024: Đối đầu của hành tinh với nhựa

(24/04/2024 07:28:AM)

Ninh Bình: Chim hoang dã bay rợp trời trong khu du lịch Thung Nham

(23/04/2024 06:10:AM)

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE