quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Khởi động giai đoạn hai chiến dịch bảo vệ loài Sao la

Thứ Năm, 07/10/2021 | 05:59:00 AM

Ngày 6/10, WWF - Việt Nam và Google khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Giữ lại dấu chân Sao la, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cá nhân trong việc cứu lấy loài động vật quý hiếm này bằng cách chặn đứng sự mất mát đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ chưa từng có.

 

WWF - Việt Nam và Google khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Giữ lại dấu chân Sao la.

Chiến dịch được thực hiện trong bối cảnh các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ tụ họp tại Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 10 này tại Hội nghị các bên Tham gia Công ước Liên hợp Quốc về Đa dạng Sinh học (COP15), nhằm đưa ra những cam kết hành động cụ thể để phục hồi
Thiên nhiên từ nay tới năm 2030.

Khoảng hơn 20 năm về trước, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) in dấu chân mình khắp ngóc ngách của
núi rừng Trường Sơn. Những lần gặp mặt hoặc nhìn thấy dấu vết của chúng, đối với người địa phương không hề hiếm hoi. Nhưng giờ đây, ước tính chỉ còn khoảng 50 con sao la ngoài tự nhiên.

Lần cuối cùng chúng ta nhìn thấy sao la ngoài
tự nhiên là năm 2013, thông qua một bức ảnh chụp từ hệ thống máy bẫy ảnh của WWF và đối tác. Câu chuyện của sao la là trường hợp điển hình cho việc mất mát đa dạng sinh học của Việt Nam.

Sinh cảnh sống bị suy giảm chất lượng hoặc bị thu hẹp, mắc bẫy của thợ săn, biến đổi khí hậu, khai thác gỗ bất hợp pháp, các hoạt động phát triển không bền vững….là những nguyên nhân đẩy
sao la và rất nhiều loài thú khác vào tình trạng hiện nay.

Thế giới cũng mất đi 68% quần thể các loài hoang dã có xương sống trong vòng 50 năm qua. Các nhà khoa học cho rằng chúng ta đang ở giữa cuộc đại tuyệt chủng loài lần thứ 6 và tiếc thay, đây lại là đợt đại tuyệt chủng do con người gây ra.

Cách đây hơn 1 thập kỷ, các nhà lãnh đạo trên thế giới  đưa ra cam kết phục hồi đa dạng sinh học với 20 mục tiêu (mục tiêu AICHI) đầy tham vọng. Nhưng sau 10 năm, khi đánh giá lại việc thực hiện các mục tiêu này, chúng ta thất bại khi rất ít mục tiêu đã đạt được.


Trong khi đó, những khu rừng, đầm lầy, đất than bùn, đồng cỏ và lớp băng vĩnh cửu ở vùng lãnh nguyên, rừng ngập mặn, cỏ biển và các dạng sinh vật biển trong đại dương - những bể trung hòa các-bon khổng lồ giúp hấp thụ đến 280 (GtC) Giga tấn các-bon trên tổng số 550 (GtC) mà loài người đã thải ra - vẫn tiếp tục bị mất đi hoặc suy thoái nghiêm trọng.

COP15 là một Hội nghị mang tính lịch sử để các nhà lãnh đạo trên thế giới đưa ra những cam kết mạnh mẽ để chặn đứng sự suy thoái đa dạng sinh học vào năm 2030 và tiến tới phục hồi hoàn toàn Thiên nhiên vào năm 2050. Tuy nhiên, để có thể đạt được những cam kết đề ra của các chính phủ, rất cần sự góp sức tất cả mọi thành phần trong xã hội từ doanh nghiệp, tổ chức tới các cá nhân.

Thông qua chiến dịch “Giữ lại dấu chân Sao la", WWF - Việt Nam và Google hy vọng có thể truyền cảm hứng hành động cho công chúng để trong thời gian tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hành động tích cực hơn cho thiên nhiên.

(Theo VTC News)

Lượt xem: 1698

Các tin khác

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

(17/05/2025 07:33:AM)

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

(16/05/2025 08:27:AM)

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(13/05/2025 05:38:AM)

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

(09/05/2025 06:28:AM)

Nam Định triển khai quy hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

(07/05/2025 06:22:AM)

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

(05/05/2025 07:10:AM)

Phát hiện rừng chè cổ hàng trăm tuổi trên đỉnh Tà Đùng

(03/05/2025 07:57:AM)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

(29/04/2025 06:11:AM)

Hòa Bình: Triển khai chiến dịch trồng 30.000 cây xanh nhằm phục hồi rừng tự nhiên

(25/04/2025 06:36:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE