quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Máy “ăn” bèo trên sông

Thứ Hai, 27/12/2010 | 08:26:00 PM

ThS.Bùi Trung Thành trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM và các cộng sự đã nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế và đã ứng dụng thành công máy cắt, vớt rong, cỏ, bèo tây và rác trên sông, hồ, kênh rạch. Máy giúp làm quang kênh rạch, đồng thời tiết kiệm được tối đa sức người, chi phí nhân công để thực hiện việc dọn rác thủy sinh.

 

 

may vot beo

Máy ăn bèo

 

Sản phẩm "Made in Việt Nam"

 

“Những năm trước đây, trong quá trình đi chuyển giao công nghệ thiết bị máy móc tại môt số nơi địa phương trong cả nước, thấy trên các kênh rạch dày đặc cỏ dại, rong và bèo tây. Điều này gây cản trở cho tàu thuyền đi lại. Để khắc phục điều đó, các công nhân phải tiến hành vớt thủ công bằng cách chèo thuyền, dùng câu liêm khều rác rất cực khổ, nhưng năng suất và hiệu quả thì thấp, trong khi đặc tính sinh học của lục bình và rong cỏ lại sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân. Vì vậy, chúng tôi nghĩ cần một thiết bị chuyên làm nhiệm vụ vớt rác, bèo tây và cắt rong, cỏ năn trên sông”. ThS. Bùi Trung Thành chủ nhiệm đề tài tâm sự.

 

Cũng từ đó, việc suy nghĩ cho ra đời một thiết bị xử lý bèo, rong, rác trên sông hiệu “made in Việt Nam”  luôn nung nấu trong đầu anh. Không ngần ngại, anh và các cộng sự đã bắt tay vào nghiên cứu, tìm hiểu nguyên lý hoạt động, kết cấu, nguyên vật liệu sử dụng và công nghệ chế tạo cho thiết bị này. Khó khăn đầu tiên là chức năng hoạt động của thiết bị rất phức  tạp, thông tin về loại thiết bị này lại quá ít. Ở Việt Nam hiện chỉ có một số công cụ cắt, vớt thủ công đơn chức năng. Với loại thiết bị này, chức năng vớt và cắt được gom trong một.

 

Sau một thời gian tìm hiểu tại các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước,  anh phát hiện Canada có loại máy này và liền bắt tay vào việc nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị.  Đặc điểm địa hình sông ngòi nước ta rất phức tạp, làm sao thỏa mãn được yêu cầu sử dụng cho mọi vùng miền là điều rất khó. Trong quá trình nghiên cứu triển khai thực hiện đề tài này, anh đã phải khắc phục rất nhiều vấn đề nảy sinh trong thiết kế, tìm chọn nguyên vật liệu, bố trí công nghệ gia công và và đồng bộ hóa giữa các khâu hoạt động của thiết bị, bởi địa bàn hoạt động của thiết bị  này là ở trên sông nước. Mọi khâu dù nhỏ trong thiết kế chế tạo cũng phải nghiên cứu kỹ lưỡng, các thông số kỹ thuật phải chính xác và hài hòa. Đây là cả một quá trình đầu tư tốn kém về chất xám và tiền của...”  ThS. Thành bộc bạch.

 

“Máy hút bụi”  cho kênh rạch

 

Sau 2 năm nghiên cứu và chế tạo, thiết bị đã không phụ lòng người, ThS. Bùi Trung Thành cùng các cộng sự gồm 9 thành viên và hàng chục kỹ sư, sinh viên tham gia đã hoàn thành thiết bị “2 trong 1” này. Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước do TS. Trần Việt Hùng làm Chủ tịch đã  nhất trí đánh giá đề tài “nghiên cứu sáng tạo và  thiết kế máy cắt rong, rớt bèo tây và rác thải nổi trên sông” của  ThS.Bùi Trung Thành đạt loại A và kiến nghị Bộ KH&CN tiếp tục tạo điều kiện đề thực hiện những nghiên cứu sâu hơn giúp sản phẩm phù hợp hơn với địa lý sông ngòi Việt Nam.

 

Thiết bị hoạt động theo nguyên lý thủy lực, gồm 3 bộ phận: máy cắt chính, một bồn chứa - thoát thải có thể tích 7m3và một rơ-moóc vận chuyển,  có chiều dài tổng cộng 12m, rộng 4m, cao 3,5m, có thể chứa 2 tấn bèo và rong rêu. Cánh tay gom bèo, rong có chiều rộng từ 2m– 4m, có tầm với ở độ sâu tới 2m, chiều rộng là 2,36m. Năng suất vớt, cắt rong, bèo từ 0,2 – 0,24 hecta/giờ và thiết bị có thể hoạt động liên tục 7 giờ/ngày với 2 công nhân điều khiển.  Sau khi bồn chứa đầy, thiết bị  sẽ di chuyển vào bờ thực hiện khâu thoát thải. Với “máy hút bụi” này có thể tiết giảm hàng  trăm nhân công cho việc cắt, vớt thủ công rác thủy sinh trên sông ngòi.

 

Chủ nhiệm đề tài cho biết thêm, tùy vào điều kiện sông nước từng vùng miền  có thể  thu gọn kích thước thiết bị cho phù hợp. Kích thước hiện tại dùng cho các sông  rạch  có độ sâu từ 2m trở lên, chiều ngang khoảng 20m tại vùng U Minh Thượng, miền Tây Nam Bộ. Đối với một số sông, kênh rạch như ở TP. HCM với chiều ngang dưới 10m, thì kích thước thiết bị sẽ phải giảm cho phù hợp. Với các dòng sông có cỏ dại, rong, bèo tây dày đặc, có thể lắp thêm rơ-moóc phía sau chứa rong bèo để tiết kiệm thời gian ra vào bờ thoát thải. Đối với những kênh rạch khúc khủy sẽ được lắp thêm “hai cánh tay” vào  phần đầu của máy để “ngoạm” bèo dễ dàng.

 

Khi thực hiện chiến dịch vớt, cắt rong bèo trên sông rạch, các địa phương sẽ không phải phải xả thoát nước, đóng các cửa van cấp nước làm cạn  nước trên sông hồ, kênh mương  như lâu nay vẫn làm, gây cản trở sản xuất nông nghiệp và giao thông đường sông. Với các tuyến sông tự nhiên, hồ chứa nước thủy lợi lớn không thể làm cạn hoặc ngăn được nước, việc vệ sinh cắt rong, cỏ dại chỉ làm hời hợt trên mặt nước.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng xét giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật Tp.HCM đánh giá, đây là một giải pháp sáng tạo kỹ thuật có giá trị đáp ứng nhu cầu an toàn vận hành  giao thông đường thủy, đặc biệt đối với địa hình giao thông đường thủy của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có nhiều lục bình và cỏ năn cỏ lác, đồng thời  góp phần tiết kiệm hàng tỷ đồng chi phí trong khâu làm thông thoáng mặt nước hồ ao, sông rạch. Nếu được đầu tư bổ sung thêm khâu nén rong bèo của thiết bị thì sẽ tiết kiệm thêm được thời gian cho khâu thoát thải.

 

Theo thống kê, tại Tp.HCM mỗi năm phải chi hàng tỷ đồng cho việc vớt lục bình, rong, rác trên kênh rạch. Cũng nguyên nhân từ lục bình dày đặc (hơn 5 tấc) khiến hàng trăm hộ dân sinh sống hai bên bờ rạch Lăng thuộc các phường 11, 12, 13, 14 quận Bình Thạnh bị dịch muỗi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe . Ngoài việc phun xịt thuốc, Công ty thoát nước đô thị thành phố đã tiến hành cào vớt hàng trăm tấn lục bình trên rạch Lăng, khơi thông dòng nước và triệt tiêu nơi muỗi trú ngụ.

Quỳnh Hương

(VFEJ, 27/12/2010)

Lượt xem: 4369

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE