quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Rác là thứ bỏ đi hay là một nguyên liệu tái chế hữu ích?

Thứ Sáu, 08/10/2021 | 08:18:00 AM

Rác là nguồn tài nguyên với rất nhiều giá trị sử dụng mới có thể tạo ra như khí đốt, điện năng, vật liệu tái chế… Tuy nhiên, với lượng rác thải ngày càng tăng, nếu không có cách xử lý hiệu quả thì để rác có thể biến thành tài nguyên là điều rất khó.

Rác là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Càng ngày con người càng tạo ra nhiều rác thải hơn, với những thành phần phức tạp hơn.

Nếu được sử dụng hợp lý, các chất hữu cơ tự nhiên (như lá, cành cây, thức ăn thừa... có thể trở thành nguồn nguyên liệu mới, thân thiện với môi trường.
 
Theo đó, rác thải sinh hoạt ở thể rắn bao gồm giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa, vải, thức ăn cành cây, xác động vật... Trong đó, các chất hữu cơ tự nhiên như lá, cành cây, thức ăn thừa, xác chết động vật... là những thứ rất dễ phân hủy, gây ô nhiễm môi trường.

Khi bị phân hủy, chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh thu hút công trùng, ruồi, nhặng, chuột, bọ, tạo điều kiện cho chúng phát triển gây
ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang người và gia súc. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học.

Rác thải là giấy, bìa, nhựa, thủy tinh,
kim loại vụn là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Trong đó, đối với quá trình tái chế, rác được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Còn trong quá trình tái sử dụng, rác được thu hồi, rửa sạch và sử dụng lại.

Có thể thấy, việc tái chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Đặc biệt, làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tạo thêm hàng hóa sử dụng và thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được nguồn tài nguyên, khoáng sản và quá trình khai thác chúng.

Bên cạnh đó, việc tái chế rác thải còn giúp tạo công ăn việc làm, sinh kế cho những người thu nhặt, phân loại rác, góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại.

Trong khi đó, các loại chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa,... có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hóa. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khỏe. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng.


Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào. Rác chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại tại nguồn và áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Tuyên truyền về lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này.

(Theo Kinhtemoitruong)

Lượt xem: 1327

Các tin khác

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

(17/05/2025 07:33:AM)

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

(16/05/2025 08:27:AM)

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(13/05/2025 05:38:AM)

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

(09/05/2025 06:28:AM)

Nam Định triển khai quy hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

(07/05/2025 06:22:AM)

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

(05/05/2025 07:10:AM)

Phát hiện rừng chè cổ hàng trăm tuổi trên đỉnh Tà Đùng

(03/05/2025 07:57:AM)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

(29/04/2025 06:11:AM)

Hòa Bình: Triển khai chiến dịch trồng 30.000 cây xanh nhằm phục hồi rừng tự nhiên

(25/04/2025 06:36:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE