quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Tham luận của GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ tại buổi gặp mặt các trí thức tiêu biểu năm 2019

Thứ Tư, 15/05/2019 | 09:37:00 AM

(VACNE) - Tại buổi gặp mặt các trí thức tiêu biểu năm 2019 do Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức tại Hà Nội ngày 14/5/2019, GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Ủy viên BCH Hội đã trình bày tham luận về cách tiếp cận trong việc ứng phó với BĐKH. Được sự đồng ý của Giáo sư, VACNE xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Ý KIẾN PHÁT BIỂU TẠI BUỔI GẶP MẶT CÁC ĐẠI BIỂU TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU
DO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỔ CHỨC

Ngày 14 tháng 5 năm 2019 tại HÀ NỘI

 
GS.TSKH. NGUYỄN ĐỨC NGỮ

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tương Thủy văn

Giám đốc Trung tâm KHCN Khí tượng, Thủy văn và Môi trường


 Kính thưa các đồng chí chủ trì Hội nghị,

 Kính thưa các đồng chí đại biểu,

  
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tuyên giáo trung ương Đảng đã tổ chức buổi gặp mặt ngày hôm nay nhân dịp ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam  18/5/2019. Cũng nhân dịp này, tôi xin phép được phát biểu ba ý kiến liên quan đến hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, một vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt.

 1/  Về việc quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và  chủ trương, chính sách của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, được thể hiện trong Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa XI, ngày 03 tháng 6 năm 2013 và trong Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu, ban hành theo quyết định số  2139/QĐ-TTg, ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ “thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng tránh thiên tai là trọng tâm”. Quan điểm này cần phải được quán triệt và thực hiện đầy đủ trong hoạt đông ứng phó với biến đổi khí hậu và các hoạt động liên quan khác, cả trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, các nhà tài trợ quốc tế (chủ yếu là các nước phát triển) đều hướng chúng ta vào giảm phát thải khí nhà kính mà rất ít quan tâm đến vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực chất đây là quan điểm xuyên suốt của họ từ lâu và cũng là nguyên nhân gây ra bất đồng lớn nhất giữa các Bên nước phát triển và càc Bên nước đang phát triển trong khuôn khổ Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu mà đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Bằng chứng rõ rệt nhất là trong thời kỳ 2008-2017, trong tổng số  hơn 120 chương trình, dự án được quốc tế tài trợ cho Việt Nam (cả cho vay và viện trợ không hoàn lại, trong đó cho vay chiếm đa số) để ứng phó với biến đổi khí hậu, tỷ lệ dành cho giảm phát thải khi nhà kính chiếm trên 80% cả về số lượng dự án và về tổng kính phí (Báo cáo cập nhật 2 năm một lần- Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017); Câu hỏi đặt ra là, tại sao lại có sự chênh lệch như vậy và  tại sao chúng ta phải vay tiền để thực hiện giảm phát thải khí nhà kính?

Điều này cũng thể hiện trên phạm vi toàn cầu, thí dụ, năm 2016, trong Quỹ khí hậu toàn cầu, tỷ lệ vốn dành cho thích ứng với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển chỉ chiếm 16 %.

Bằng chứng thứ hai gần đây nhất là Hà Nội Forum 2018, tháng 11/2018 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Tại phiên họp toàn thể, 4 báo cáo quan trọng nhất (Keynote speeches ) do các đại biểu quốc tế trình bày đều có nội dung về giảm phát thải khí nhà kính, không có một báo cáo nào về thích ứng với biến đổi khí hậu, nói chung và ở Việt Nam, nói riêng, trong khi  chính các đạị biểu đó đều nhấn mạnh Việt Nam là nước chịu tác động nhiều của biến đổi khí hậu (?). Có chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam còn nói Việt Nam cần nhanh chóng giảm phát thải khí nhà kính, nếu không hậu quả tác động của biến đổi khí hậu còn nghiêm trọng hơn (?). Qua những dẫn chứng nêu trên, câu hỏi đặt ra là: Phải chăng chúng ta bị các nhà tài trợ quốc tế chi phối?

Vì vậy, tôi đề nghị Ban Tuyên giáo trung ương, Chính phủ tăng cường chỉ đạo về vấn đề này, nhất là công tác giáo dục và truyền thông.



“Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là nâng tầm sức mạnh đất nước”

GS.TSKH. Nguyễn Đức Ngữ phát biểu tại buổi gặp mặt
(Ảnh: Vietnamnet) 

2/ Về vấn đề thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

Nhà nước đã và đang đầu tư cho ngày càng nhiều cho các hoạt động này. Tuy nhiên, việc thích ứng với biến đổi khí hậu rất phức tạp và  tốn kém, đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá đúng các tác động của biến đổi khí hậu, xác định đúng nguyên nhân và cơ chế tác động đối với từng hiện tượng cụ thể. Có như vậy mới có thể tìm được giải pháp thích ứng phù hợp, bởi vì cùng một hiện tượng, thí dụ: xói lở bờ biển, ngập lụt, nhưng nguyên nhân và cơ chế tác động ở mỗi nơi không giống nhau. Vì vậy không thể thực hiện việc thích ứng theo suy nghĩ chủ quan, có khi lợi bất cập hại.

Về giảm phát thải khí nhà kính, tôi đề nghị thực hiện theo 3 hướng chính:

   + Phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo, trong đó chủ yếu là năng lượng gió và năng lượng mặt trời,

   + Tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng để tăng bể hấp thụ khí nhà kính;

   + Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng bằng đổi mới và cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong tất cả các lính vực.

Không thực hiện việc giao chỉ tiêu giảm phát thải định lượng, đồng loạt đối với các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương vì mỗi tổ chức, mỗi ngành. lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải khác nhau. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng của các đơn vị, nhất là những đơn vị có tiềm năng giảm phát thải thấp.

3/ Về nghiên cứu khoa học:

Nhà nước đã và đang đầu tư ngày càng nhiều cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, số công trình, đề tài nghiên cứu có kết quả được đưa vào áp dụng trong thực tiễn còn rất ít. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này, qua thực tế cho thấy là do  việc giao chủ trì thực hiện công trình, đề tài cho cá nhân và tổ chức chỉ theo chức năng hành chính được quy định của tổ chức, mà ít quan tâm đến người chủ trì đề  tài  và tổ chức được giao chủ trì đề tài. Trong nhiều trường hợp, người chủ trì đề tài không được đào tạo đúng chuyên ngành nghiên cứu, cá nhân và tổ chức chủ trì đề tài không đủ trình độ và năng lực thực hiện. Kết quả là công trình, đề tài có chất lượng rất kém, nhưng cuối cùng cũng phải nghiệm thu và được đánh giá ở mức “ đạt, cần sửa chữa và bổ sung”.

Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường kiểm tra, giám sát việc giao chủ trì đề tài ở tất cả các Bộ, ngành và có biện pháp khắc phục những hạn chế nêu trên.

 

Lượt xem: 1959

Các tin khác

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

Bốn đơn vị được Hội BVTN&MT Việt Nam tặng Bằng khen “ Vì Môi trường Xanh quốc gia năm 2024”

(10/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn về: “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” tại khu vực phía Nam

(10/04/2024 02:07:PM)

Triển khai Chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(09/04/2024 05:06:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE