quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Vị thế Việt Nam tại COP26

Thứ Tư, 03/11/2021 | 05:36:00 PM

(VACNE) – Theo thông tin được gửi tới tòa soạn từ Ban Kinh tế Trung ương, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xin đăng một số thông tin về Thủ tướng dự hội nghị COP26.

Thông điệp “đoàn kết” và cam kết “net-zero” là hai dấu ấn đậm nét mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mang đến COP26 ở Thành phố Glasgow của nước Anh trong mấy ngày qua. (COP là hội nghị cấp Liên Hợp Quốc, tổ chức hàng năm - để các quốc gia cùng bàn và cam kết giải quyết vấn đề “Biến đổi Khí hậu Toàn cầu”).

Cùng bàn, cùng làm và cùng chiến thắng

Trong bài phát biểu của Thủ tướng nhấn mạnh cùng bàn, cùng làm và cùng chiến thắng: bắt đầu từ ý chí, nhận thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cho đến đảm bảo nguồn lực.

Những cái “cùng” này là vô cùng quan trọng vì để tìm kiếm tiếng nói chung đến nay thế giới đã phải trải qua gần 30 năm với 26 lần tổ chức COP; đăng cai ở 21 quốc gia khác nhau; mỗi lần luôn có sự hiện diện của các đoàn từ hàng trăm quốc gia với hàng nghìn tổ chức và cá nhân tham dự cũng như thu hút sự theo dõi của mọi nơi trên trái đất.

Trong hành trình tìm tiếng nói chung đó thế giới đã phải qua 5 lần hội nghị mới đạt được cam kết ban đầu tại Nghị định thư Kyoto 1997, kể từ lần đầu tiên là Hội nghị trái đất 1992. Tiếp đến phải mất thêm 18 lần hội nghị nữa mới đi đến cam kết chính thức tại Thỏa thuận Paris 2015.

Trách nhiệm với “net-zero”

Tham dự Hội nghị COP26 Thủ tướng cũng đã cho thấy “trách nhiệm với vấn đề toàn cầu” của Việt Nam khi đưa ra cam kết mốc năm 2050 đạt mức phát thải ròng bằng “0” (net-zero), nôm na là thải ra và khắc phục cân bằng nhau.

Điều này được thế giới đánh giá rất cao vì chúng ta là quốc gia thường nằm trong nhóm 10, thậm chí có thời điểm nhóm 5 – các nước chịu ảnh hưởng nhất với vấn đề biến đổi khí hậu. Tức là chúng ta thuộc nhóm cần được hỗ trợ từ nhóm các nước có trách nhiệm hàng đầu (các nước phát triển) như quy định tại Nghị định thư Kyoto 1997.

Sự có trách nhiệm đó càng thấy rõ khi nhìn ở khía cạnh “Công ước khung” của Liên hiệp quốc được lập tại Hội nghị trái đất 1992, lầu đầu chỉ có 154 nước ký tham gia và đến năm 2020 con số này mới lên đạt đến 197. Rồi ở khía cạnh cam kết cụ thể, đến thời điểm trước COP26 cũng mới chỉ có 137 nước có lộ trình đạt đến mức “0”. Trước đó, khi thỏa thuận chính thức được thông qua (Paris 2015) cũng chỉ 55 quốc gia đưa ra cam kết cụ thể.

Trong con số 137 đó có đến  99 quốc gia cũng mới chỉ ở mức độ “thảo luận” kế hoạch, chưa thành chính sách hay luật hóa cụ thể. Đáng chú ý có nhiều nước tương đồng với Việt Nam như Lào, Campuchia, và hàng loạt các quốc gia ở Châu Phi đã đưa ra các cam kết ngay trước thềm COP26.

Trần Văn Việt (Chuyên viên – Ban Kinh tế Trung ương)

Lượt xem: 1886

Các tin khác

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

(17/05/2025 07:33:AM)

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

(16/05/2025 08:27:AM)

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(13/05/2025 05:38:AM)

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

(09/05/2025 06:28:AM)

Nam Định triển khai quy hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

(07/05/2025 06:22:AM)

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

(05/05/2025 07:10:AM)

Phát hiện rừng chè cổ hàng trăm tuổi trên đỉnh Tà Đùng

(03/05/2025 07:57:AM)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chính thức trở thành Vườn Quốc gia

(29/04/2025 06:11:AM)

Hòa Bình: Triển khai chiến dịch trồng 30.000 cây xanh nhằm phục hồi rừng tự nhiên

(25/04/2025 06:36:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE