quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
HỘI THẢO KH

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

Thứ Bảy, 01/03/2014 | 03:29:00 PM

(VACNE) - Một số khuyến nghị về phát triển khoa học, luật pháp và thực hành về ĐTM/ĐMC ở Việt Nam trong thời gian đến

 
 
 


PGS.TS. Lê Trình, Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC),
Chủ tịch Hội Đánh giá Tác động môi trường Việt Nam (VACNE).
 
 
 


3. Một số khuyến nghị về phát triển khoa học, luật pháp và thực hành về ĐTM/ĐMC ở Việt Nam trong thời gian đến

(i) Trong hội nghị còn nhiều báo cáo nghiên cứu tác động cụ thể của các hoạt động đến đời sống sinh vật hoang dã,  đến sức khỏe cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng nhưng vài thí dụ trên cũng cho thấy hình ảnh về hiện trạng và mức độ phát triển về ĐTM/ĐMC ở các nước Đông Bắc Á là tiên tiến hơn ta dù họ cũng chỉđi trước ta vài năm – 10 năm về ban hành luật pháp, hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM/ĐMC. Đây là các vấn đề các cơ quan quản lý ĐTM/ĐMC, các đơn vị, cá nhân làm trong lĩnh vực này nên tìm hiểu, học hỏi hoặc rút bài học kinh nghiệm (lạ lùng là không ít vị cán bộ quản lý, giảng viên, “chuyên gia” rất chủ quan tự cho mình đã hiểu đủ về ĐTM/ĐMC nhưng hầu như ít đọc nguyên bản các tài liệu quốc tế về các khía cạnh khoa học của lĩnh vực này, trong khi như đã nêu trên: các nhà khoa học Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc còn phải khiêm tốn học tập các nước khác!).
(ii) Trong tương lai gần (đến năm 2020 - 2025) Việt Nam nên có “Luật Đánh giá tác động môi trường” (dĩ nhiên bao gồm cả ĐMC)vàđến năm 2020 một tạp chí khoa học chuyên ngành về ĐTM cũng cần được xuất bản để tập trung và khuyến khích các nghiên cứu đặc thù về phương pháp luận và tác động do tự nhiên hoặc hoạt động của con người đến môi trường, sức khỏe, xã hội.
(iii) Qua hội nghị và qua nhiều năm tìm hiểu, cập nhật khối lượng rất lớn các tài liệu khoa học về ĐTM, ĐMC của các quốc gia tiên tiến và các tổ chức quốc tế kết hợp với trải nghiệm trong viết sách, dạy học và làm nghiên cứu về ĐTM/ĐMC cho nhiều dự án quốc tế và trong nước chúng tôi muốn nhấn mạnh: trong ĐTM, ĐMC việc dự báo và đánh giá mức độ tác động là quan trọng nhất. Đây cũng là nội dung cần hàm lượng kiến thức cao nhất, vì chỉ có dự báo đúng (hoặc gần đúng) thì mới khoanh vùng tác động, đề xuất biện pháp giảm thiểu, quan trắc, quản lý môi trường. Do vậy nhiều tài liệu cho rằng ĐTM/ĐMC là khoa học dự báo. Muốn dự báo tốt thì đặc điểm môi trường, nhất là các vùng nhạy cảm, bản chất dự án cần được làm rõ. Các phương pháp dự báo, nhất là mô hình (nếu có) phải chuẩn (được công nhận quốc tế chứ không phải là phương pháp “tự tạo”). Vì vậy chúng tôi rất mong Luật BVMT (mới) và các nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM/ĐMC và cả các vị ủy viên hội đồng thẩm định tập trung thích đáng vào nội dung dự báo tác động, không chỉ tác động đến môi trường vật lý (đất, nước, không khí), tác động do chất thải mà đối với nhiều loại hình dự án, vùng dự án: tác động sinh thái và xã hội còn quan trọng không kém.
(iv) Các nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM/ĐMC hiện nay quá tập trung vào chất thải, ô nhiễm và xử lý môi trường (có lẽ các vị biên soạn bị ám ảnh nặng về chức năng của công ty môi trường đô thị?), trong khi khá sơ sài về môi trường sinh học (biological environment, chứ không nên gọi là môi trường sinh thái), môi trường (đặc điểm) xã hội. Thiếu chú ý hoặc không tập trung vào các đối tượng chịu tác động rất quan trọng này thì nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật chưa đạt yêu cầu, dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ về “môi trường” và “tác động môi trường”. Rất mong điều này sẽ được khắc phục trong và sau khi thảo luận, ban hành Luật BVMT mới.
(v) Trong ĐTM: các biện pháp giảm thiểu, nhất là giảm thiểu ô nhiễm cần nêu các phương pháp, kỹ thuật “chuẩn” đã được khuyến cáo trong các hướng dẫn kỹ thuật, nhất là với các dự án có nguồn ô nhiễm lớn. Tuy nhiên trong ĐTM chỉ cần mô tả nguyên lý của phương pháp giảm thiểu tác động kèm các sơ đồ là đủ, chưa cần đến thiết kế. Hãy để cho chủ đầu tư có cơ hội điều chỉnh công nghệ kiểm soát ô nhiễm phù hợp hơn miễn sao “giới hạn đỏlà các QCVN phải đạt. Hết sức lưu ý các biện pháp bảo vệ môi trường sinh học: các hệ sinh thái, vùng đất ngập nước, rừng, đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động xã hội. Với các đối tượng này lại phải có biện pháp khả thi, đặc thù địa phương, đối tượng bảo tồn, có tham khảo tài liệu quốc tế, trong nước, chứ không sao chép từ hướng dẫn kỹ thuật.
(vi) Xin hãy đừng có điều, khoản nào trong Luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật yêu cầu báo cáo ĐTM phải nêu rõ: danh mục, số lượng thiết bị bị xử lý môi trường, nước, năm sản xuất; số lượng chủng loại hóa chất, hoặc khối lượng đất thải, số lượng công nhân, số lượng chất lượng xe, máy…Không có hướng dẫn ĐTM của các nước tiên tiến nào nêu yêu cầu bất khả thi như vậy vì thực tế thi công tại hiện trường cụ thể, mua sắm thiết bị qua đấu thầu sẽ khác với những gì đã nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu báo cáo ĐTM nào cung cấp đúng và đủ các thông tin trên chắc chắn số liệu đó chỉ là phỏng đoán, không đáng tin). Để công tác giảm thiểu được thực hiện sát thực tế và có hiệu quả điều quan trọng trong ĐTM là phải lập Kế hoạch Quản lý môi trường (Environmental Management Plan - EMP) nêu rõ các loại hình tác động trong từng giai đoạn và các biện pháp giảm thiểu tương ứng, tổ chức thực hiện, giám sát. Trên cơ sở EMP này ngay trước khi triển khai xây dựng Chủ dự án (hoặc nhà thầu xây dựng) phải lập “Kế hoạch Quản lý môi trường tại công trường (Site Environmental Management Plan – SEMP). Đến lúc này SEMP mới phải nêu chi tiết từng biện pháp, từng thiết bị xử lý, tính toán cụ thể khối lượng chất thải, xác định và thiết kế các khu đổ thải, lập kế hoạch an toàn, kế hoạch vệ sinh môi trường khu lán trại, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, kế hoạch xử lý xói lở, kế hoạch bảo vệ sức khỏe, kế hoạch trồng rừng đền bù (nếu cần), kế hoạch bảo quản phát lộ khảo cổ ….ở mức chi tiết. SEMP đã và đang được các tổ chức WB, JICA, ADB yêu cầu bắt buộc áp dụng cho các dự án trong giai đoạn xây dựng (trong đó một số dự án VESDEC đang tham gia giám sát môi trường). Do vậy, Luật, Nghị định, thông tư về ĐTM nên bổ sung yêu cầu về lập Kế hoạch Quản lý môi trường tại công trường.
(vii)  Luật BVMT (mới): xin đừng bỏ quy định bắt buộc về “giám sát hậu thẩm định” đối với các ĐTM.Quốc gia tiên tiến nào cũng xem hậu thẩm là yêu cầu quan trọng để đảm bảo giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên ngoài việc kiểm tra các công trình xử lý môi trường như Cục TĐ và ĐTM và các Chi cục BVMT đang thực hiện, trong “giám sát hậu thẩm định” Luật, Nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật về ĐTMcần quy định bổ sung một mục về “giám sát sự tuân thủ yêu cầu BVMT trong quá trình thực hiện dự án”. Công tác này không chỉ là giám sát chất thải và quan trắc môi trường trong quy định về cấu trúc và nội dung báo cáo ĐTM hiện hành mà là giám sát, đánh giá việc thực hiện của chủ dự án/nhà thầu xâydựngđối với từng biện pháp trong Kế hoạch Quản lý môi trường đã được thẩm định (xem ghi chú ở cuối bài). Công tác giám sát sự tuân thủ này do tư vấn độc lập thực hiện.
 (viii) Xin hãy đừng có điều, khoản nào trong Luật, nghị định, thông tư yêu cầu báo cáo ĐTM phải đánh giá sức chịu tải của môi trường. Như đã nêu ở trên, điều này là không thể và không thực tế đối với 1 dự án cả về ý nghĩa, cả về nguồn lực, thời gian, tiền bạc và độ tin cậy của phương pháp (tháng 8/2012 tác giả bài viết này được Bộ KH-CN mời làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn đề tài cấp nhà nước vềĐánh giá sức chịu tải môi trường của một số thủy vực tiêu biểu ven bờ Việt Nam phục vụ phát triển bền vững”. Đề tài chỉ nghiên cứu sức chịu tải 3 thủy vực (đầm, phá) mà cần đến 7-8 tỷ , làm trong 3 năm, mà chưa biết liệu có cho kết quả như mong đợi?). Tuy nhiên “đánh giá sức chịu tải của môi trường” có thể yêu cầu với ĐMC vì quy hoạch cho cả 1 vùng lớn, 1 lưu vực sông, việc xác định được sức chịu tải của lưu vực (thủy vực: watershed hoặc “khí vực” airshed), từng sông, từng đoạn sông, từng vùng không khí sẽ cho phép dự báo tác động do triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp, khai khoáng, đô thị, chăn nuôi, thủy sản...trên toàn “thủy vực”, “khí vực” và dựa vào đó để điều chỉnh quy hoạch. Tuy nhiên ĐMC khi đó phải bao gồm một tập hợp các nghiên cứu rất cơ bản về khí tượng, thủy văn, địa hình, chất lượng nước, không khí, các nguồn ô nhiễm, mô hình hóa và phải được tiến hành trong thời gian đủ dài với nguồn lực chuyên gia, tài chính lớn chứ không phải cách ta đang làm ĐMC hiện nay.
 
Ghi chú: Nếu được mời báo cáo về “Lập Kế hoạch Quản lý môi trường tại công trường (SEMP)” hoặc “Đánh giá tuân thủ môi trường” chúng tôi sẽ sẽ trình bày chi tiết về: nội dung, phương pháp lập SEMP, phương pháp giám sát, đánh giá tuân thủ; yêu cầu của các tổ chức quốc tế; kết quả và kinh nghiệm thực hiện qua một số dự án WB, ADB, JICA do VESDEC đã và đang triển khai để các đơn vị khoa học hoặc quản lý có thông tin chi tiết. Một số khóa tập huấn chuyên về ĐTM, ĐMC, Giám sát môi trường có thể được tổ chức nếu đơn vị, cá nhân nào thực sự có nhu cầu nâng cao năng lực để thực hiện cho các dự án quốc tế và trong nước.
 
 
TP Hồ Chí Minh mồng Một Tết Giáp Ngọ (31/01/2014)
      Lê Trình
 
 
 

Lượt xem: 4166

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 1)

(27/02/2014 10:44:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE