quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

Thứ Bảy, 22/03/2014 | 09:28:00 AM

(vacne) - Đất nước này còn bao khó khăn trong khôi phục kinh tế, bảo vệ lãnh hải, giải quyết ô nhiễm phóng xạ mà còn hào hiệp hỗ trợ các quốc gia khác, nhất là Việt Nam, trong phát triển kinh tế, thật đáng quý và hơn lúc nào hết việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài trợ do người dân Nhật đóng thuế chính là sự trân trọng và tri ân đối với nghĩa cử cao đẹp này.




Bài và ảnh: Lê Tự Trình (VACNE)



3.  Câu chuyện của Masumoto

Đến khu vực đang xây dựng mới may sao được gặp một tốp thanh niên có vẻ là sinh viên (ảnh 14). Các bạn trẻ này vui vẻ, lại biết tiếng Anh nên tôi có cơ hội khai thác thông tin: chuyện gì đã xẩy ra ở đây gần 3 năm trước?. Masumoto (chàng trai trong ảnh 14) chỉ lên ngọn núi có tên là Hyori bên cạnh thị trấn (ảnh 11) và kể câu chuyện của chính gia đình mình.


 


13. Học sinh Yuta Miyamoto đã dẫn tác giả đến công sở tìm người hỗ trợ.
14. Tốp thanh niên đã hỗ trợ tác giả khảo sát vùng bị đang được tái thiết sau thảm họa.      

                                                  
     

“Vào buổi chiều ngày 11/3/2011 kinh hoàng ấy, cả gia đình đang ở nhà bỗng nhiên nền đất rung lắc dữ dội đến mức bố em dù đã chịu nhiều trận động đất trong đời nhưng cũng không giữ được bình tĩnh. Nhà kêu răng rắc rồi đổ sụp. May là cả nhà thoát ra được. Chưa kịp hoàn hồn thì chỉ chục phút sau nước biển ầm ầm tràn vào khu dân cư dù nhà em cách biển đến 10 km. Cả nhà và bà con láng giềng hãi hùng chạy vội lên đồi để thoát thân. Nước biển đuổi theo, cuốn trôi nhiều người, đến nay thi thể một số người vẫn chưa được tìm thấy. Lên được đỉnh đồi nhìn xuống thấy cả thị trấn bị chìm trong nước (sau này đươc báo là độ ngập đến 4 m). Hàng ngàn con người sống trên núi đến 5 ngày. 3 ngày đầu chính quyền không kịp hỗ trợ thực phẩm nên người còn trẻ phải chịu đói, chỉ có ông bà già và trẻ em được chia xẻ một ít bánh quy các gia đình kịp mang theo. Đến ngày thứ 4 mới có máy bay trực thăng quân sự thả thực phẩm, thuốc men, nếu không nhờ vậy nhiều người đã chết đói! Khi từ núi quay về thì chứng kiến cảnh tượng thật đau lòng: hầu hết nhà cửa trong khu dân cư đã bị sập hoặc hỏng nặng, đường sắt bị bẻ cong, đường phố, xe cộ hư hại hoàn toàn, nhiều xác chết còn vươn ở chân đồi….  Tuy nhiên chỉ sau 6 tháng gia đình em và bà con chung quanh đã tự xây lại nhà mới, chính quyền đã hỗ trợ làm lại đường, cấp điện nước. Đến nay khu vực nhà em đã hoàn thành tất cả các công trình hạ tầng”.


Cảm ơn Masumoto, Miyamoto, Saito–san và các bạn vùng quê Ishinomaki tôi chưa kịp hỏi tên đã giúp tôi hiểu thêm về sự kiện bi thảm này ngay tại vùng đất đã chịu thảm họa đúng 2 năm 8 tháng trước.


4. Thay lời kết


Khi đọc thông tin trên mạng về sự phục hồi cuộc sống của người dân vùng chịu động đất, sóng thần ở Nhật Bản tôi đã khâm phục nhưng vài ngày ở tận nơi, nhìn tận mắt, quan sát sự cần cù, chăm chỉ nhưng bình thản của mọi tầng lớp dân chúng đang khẩn trương thu dọn công trình đổ nát, xây dựng công trình mới tôi càng kính trọng dân tộc này với tính cộng đồng, sự đoàn kết, kiên nhẫn, kỷ luật, vượt khó thật đặc biệt.  Đất nước này còn bao khó khăn trong khôi phục kinh tế, bảo vệ lãnh hải, giải quyết ô nhiễm phóng xạ mà còn hào hiệp hỗ trợ các quốc gia khác, nhất là Việt Nam, trong phát triển kinh tế, thật đáng quý và hơn lúc nào hết việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài trợ do người dân Nhật đóng thuế chính là sự trân trọng và tri ân đối với nghĩa cử cao đẹp này. 


      


15, 16. Chào tạm biệt Nhật Bản với những con người chăm chỉ, kỷ luật, nhiệt tình và vùng đất của những mảnh ruộng nhỏ hẹp, những thị trấn xen giữa đồi núi. Chân thành cầu chúc dân tộc này vượt qua mọi thách thức về an ninh, thiên tai, kinh tế và ngày càng phồn vinh.

 


Ngày 11/3/2014: Kỷ niệm 3 năm sau thảm họa động đất-sóng thần Nhật Bản



Lượt xem: 4667

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 1)

(27/02/2014 10:44:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE